Tổ chức trò chơi cho học sinh nên chọn những trò chơi nào
Tổ chức trò chơi cho học sinh nên chọn những trò chơi nào?
Maimaituoi20: Tổ chức trò chơi cho học sinh hiện nay không khó, thậm chí rất dễ dàng nếu bạn biết cách để tạo được sự hài hước, vui tươi, giải tỏa căng thẳng sau những giờ học trên lớp. Cùng blog kiến thức khám phá một số trò chơi cho học sinh ngay dưới đây nhé!
Xem thêm>> Tổ chức trò chơi cho học sinh tiểu học
Vì sao nên tổ chức trò chơi cho học sinh?
Không khó để bạn có thể phát hiện ra hiện nay việc tổ chức trò chơi cho học sinh được thực hiện ở nhiều lớp học, nhiều không gian thời gian khác nhau. Việc tổ chức trò chơi cho học sinh mang lại nhiều lợi ích như:
• Tạo được không gian vui vẻ, thoải mái, giải tỏa căng thẳng sau những giờ học tập.
• Tạo được sự gắn kết, tinh thần đồng đội giữa các thành viên với nhau hơn.
• Xây dựng nên môi trường học tập, sinh hoạt “học đi đôi với hành”.
• Nâng cao sự hiểu biết, rèn luyện tính sáng tạo, linh hoạt, nhạy bén cho các em học sinh.
Nhìn chung việc tổ chức trò chơi cho học sinh mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Trong các dịp cần thiết, bạn hoàn toàn có thể áp dụng những trò chơi này để mang đến những tiếng cười sảng khoái, vui vẻ và ý nghĩa.
Một số trò chơi cho học sinh bạn có thể tham khảo
Nhằm giúp bạn đọc có thêm nhiều sự lựa chọn về các trò chơi cho các em học sinh,Blog Kiến thức xin được chia sẻ đến quý thầy cô, các bậc phụ huynh học sinh một số trò chơi cơ bản dưới đây:
Trò chơi Mưa rơi – Khởi động
Trò chơi có tên mưa rơi nhằm tạo không khí vui vẻ, sôi động, với số lượng người tham gia không hạn chế. Bạn có thể tổ chức trong nhà hoặc ngoài sân đều được với khoảng 2 – 3 phút. Người chơi sẽ ngồi trong phòng, ngoài sân đều được, người điều khiển khi giơ tay lên cao thì nói “Mưa rơi mưa rơi”, người điều khiển đưa tay càng cao thì người tham gia chơi vỗ tay càng lớn, người điều khiển hạ tay thấp xuống thì người chơi vỗ tay càng nhỏ.
Người điều khiển phải nhanh nhẹn trong việc liên tục đưa tay lên xuống để tạo không khí vui vẻ, hào hứng khởi động để bắt đầu vào trò chơi khác.
Trò chơi Thi đố về trái cây – Hiểu biết
Trò chơi Thi đố về trái cây với mục đích rèn luyện được trí nhớ, sự hiểu biết và sự đoàn kết giữa đồng đội với nhau. Tham gia trò chơi này có thể tổ chức trong nhà hoặc ngoài trời đều được với khoảng thời gian từ 5 – 7 phút.
Người điều khiển sẽ chia học sinh ra thành nhiều nhóm tùy thuộc vào số lượng thành viên. Người điều khiển ra hiệu ” Tìm các loại trái cây bắt đầu bằng chữ M”, các nhóm sẽ thay phiên nhau trả lời liên tục, trong khoảng thời gian 10s trở lại. Ví dụ như mít, me, mãng cầu, mơ, mận,…cho đến khi kết thúc trò chơi. Đội nào không có câu trả lời đội đó sẽ là đội thua cuộc.
Trò chơi Con muỗi – Ghi nhớ
Trò chơi con muỗi cũng là một trong những trò chơi được nhiều trẻ em yêu thích vì tạo không khí vui vẻ, tiếng cười thoải mái. Số lượng thành viên tham gia không giới hạn, có thể tổ chức trong phòng, ngoài sân đều được. Cách chơi trò chơi này như sau:
– Người điều khiển hô to 2 lần : “Tay đâu”
– Người chơi hô to 2 lần: “Tay đây”
Người điều khiển sẽ hát bài hát “Mình dài dài dáng thon thon ngày ngày chui rút ở trong bụi rơm,chiều tà tà tối bay ra nhằm vào con mắt mà chích người ta”. Người chơi làm theo hành động chích vào mắt người bên cạnh mình.
Người điều khiển tiếp tục đưa ngón tay lên để làm con muỗi và tiếp tục hô ” o… o”, người chơi cũng thực hiện theo. Khi người điều khiển nói to “cắn vào má”, người chơi làm theo, người điều khiển lại hô to “đập” và người kế bên “đập” thật mạnh vào con muỗi.
Lưu ý, người chơi phải làm theo lời nói của người điều khiển chứ không được làm theo hành động của họ vì có thể sẽ ăn một cú lừa bị phạt vì làm sai đấy nhé!
Trò chơi cho học sinh Nối từ
Trò chơi cho học sinh Nối từ vừa rèn luyện được sự hiểu biết, vừa nâng cao khả năng nhanh nhạy, nhận thức nhanh. Người điều khiển sẽ chia các bạn thành 2 đội và đưa ra một từ bắt đầu. Ví dụ như “lớp học”, thì 2 đội chơi phải nối từ sao cho từ đầu của từ này chính là từ cuối của từ kia như “học sinh”, “sinh hoạt”, “hoạt động”,…Nếu như đội nào không nối được tiếp tục sẽ là đội thua cuộc.
Khi tổ chức trò chơi cho học sinh, bạn nên chọn những trò chơi đơn giản, dễ thực hiện, tạo được tinh thần thoải mái, dễ chịu khi chơi. Trước khi vào trò chơi chính thức, bạn nên tổ chức trò chơi thử một lần để các em nắm rõ, hiểu được luật chơi. Trò chơi cho học sinh có thể tổ chức ở trong nhà, ngoài trời đều được, miễn là bạn biết cách áp dụng và phát huy được trò chơi trong tập thể.
Với những chia sẻ về Tổ chức trò chơi cho học sinh trên đây, Mai mai tuoi 20 hi vọng quý bạn đọc của Blog kiến thức có thể tham khảo, chọn được cho mình trò chơi phù hợp với tập thể, mang đến tiếng cười và niềm vui thoải mái.
Bình An