Mãi mãi tuổi 20 Xác định phương thức biểu đạt

Mãi mãi tuổi 20 của tác giả Nguyễn Văn Thạc là có lẽ tác phẩm ghi dấu ấn mạnh mẽ trong gia tài văn chương hiện đại của nước Việt Nam ta. Tác phẩm được sáng tác từ ngày 2/10/1971và dừng hoàn toàn vào ngày 3/6/1972 khi chàng lính trẻ quyết định gửi cuốn nhật ký này về nhà để vào chiến trường Quảng Trị chiến đấu.

Tác giả Nguyễn Văn Thạc sinh ngày 14/10/1952, tại làng Bưởi, Hà Nội, với thành thích học tập đáng ngưỡng mộ, 10 năm liền là học sinh giỏi. Ngày 6/9/1971 anh lên đường nhập ngũ theo tiếng gọi của lý tưởng cách mạng.

Hình minh họa: Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc – Tác giả nhật ký Mãi mãi tuổi 20 (ngoài cùng bên phải)

Ngày 30/7/1972, anh hi sinh tại chiến trường Quảng Trị khi chỉ tròn 20 tuổi. Năm 2005, hàng trăm lá thư cùng cuốn nhật ký dài 240 trang viết tay của liệt sĩ đã được hé lộ bởi gia đình và người bạn giá thời học sinh của tác giả Phạm Như Anh.

Gia tài văn chương này đã được Nhà xuất bản Thanh niên in thành cuốn sách do Đặng Vương Hưng giới thiệu, biên tập có tên “Mãi mãi tuổi 20”. Cùng với “Nhật ký Đặng Thùy Trâm”, đây là cuốn sách được xếp vào 1 trong mười sự kiện văn hóa tiêu biểu năm 2005 tại Việt Nam với số lượng phát hành lớn cùng nhiều lần tái bản.

Cuốn nhật ký viết tay này được viết bắt đầu từ ngày 2/10/1971- chỉ sau 28 ngày nhập ngũ và dừng hoàn toàn vào ngày 3/6/1972 khi tác giả quyết định gửi cuốn nhật ký này về cho anh trai để tiếp tục hành quân vào chiến trường tỉnh Quảng Trị chiến đấu.

 

Hình minh họa: Mãi mãi tuổi 20 được tái xuất bản nhiều lần với tên gọi vẹn nguyên

Mãi mãi tuổi 20 là cuốn sách mà thế hệ trẻ Việt Nam nên đọc và suy ngẫm. Ở đó có rất nhiều điều để chúng ta có thể thấy, có thể đọc, có thể cảm và có thể học hỏi, chiêm nghiệm, xây dựng nên một lý tưởng sống cho cuộc đời mình.

Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ đi tìm hiểu xem Mãi mãi tuổi 20 của tác giả Nguyễn Văn Thạc sử dụng phương pháp biểu đạt nào chính. Nếu đã từng tìm đọc Mãi mãi tuổi 20 rồi, chắc chắn chúng ta có thể dễ dàng biết được phương thức biểu đạt chính được tác giả sử dụng ở đây đó chính là biểu cảm.

Nói là phương thức biểu đạt biểu cảm là vì sao? Vì xuyêt suốt cả cuốn nhật ký chính là những lời lẻ, ngôn ngữ bộc lộ tràn đầy tình cảm, cảm xúc của tác giả đối với thế giới xung quanh. Khi thì tác giả thể hiện tình cảm nhẹ nhàng, nhớ nhung về vùng quê yên bình nơi đất Bắc có gia đình, có anh chị em, khi thì tác giả mang đến những lời nhớ nhung đầy da diết đối với người mình yêu là cô gái mang tên Như Anh.

Càng mãnh liệt, lý tưởng hơn nữa khi đọc đến những đoạn trích mà tác giả thể hiện được khát khao, hoài vọng được chinh chiến, được bắn giết giặc Mỹ để giành lại nền độc lập tự do cho dân tộc. Xuyên suốt cả tác phẩm chính là những ngôn ngữ khiến cho ta đọc đến, nghe đến đã phải rung động và bồi hồi xao xuyến. Đối với những ai đã đọc Mãi mãi tuổi 20, chắc có lẽ cuốn nhật ký này có một sự lôi cuốn không hè nhẹ. Chỉ cần bạn đọc trang đầu tiên thôi, chắc chắn sẽ không thể bỏ qua trang thứ 2, thứ 3 và tiếp nối cho đến đoạn cuối cùng của tác phẩm.

Hình minh họa: Nguyễn Thị Như Anh – Người con gái anh yêu thuở học sinh mãi chẳng sánh đôi

Xem thêm: Nội dung cơ bản của đoạn trích Mãi mãi tuổi 20

Chỉ với một đoạn trích ngắn dưới đây, chúng ta đã có thể dễ dàng nhận thấy được tình cảm mà anh lính trẻ Nguyễn Văn Thạc nói về Như Anh. Mỗi khi anh nhớ về Hà Nội là lại nhớ về Như Anh – người con gái anh yêu chỉ được 5 lần gặp gỡ trước khi xuất ngũ làm anh bộ đội cụ Hồ. “Nghĩ về Hà Nội là nghĩ về Như Anh, nghĩ đến những ngày bên nhau đi trong hương đêm của mùa hè, của đêm mùa thu…

Đan xen trong nỗi nhớ hương đêm mùa hè, của đêm mua thu, chàng trai ấy không ngừng tự hỏi “Ta gặp nhau làm gì nhỉ? Ta nắm tay nhau làm gì nhỉ”, rồi không ngần ngại tự nói với chính mình Thương Như Anh thật nhiều nhưng không biết nói sao.

Cũng như những con người đang yêu khác, bỗng chốc đâu đó trong lúc làm nhiệm vụ hoặc ngồi viết những dòng nhật ký này, tác giả tự hỏi “Như Anh bé nhỏ yêu dấu đêm nay ở đâu?”

Hay những trang nhật ký đầy lý tưởng cách mạng của người anh hùng Nguyễn Văn Thạc. Ngồi nhìn những ngọn núi phía xa xa, anh hiểu rằng đó chính là dãy Trường Sơn. Anh ao ước được đứng hẵn trên đỉnh trường Trường đó, được nhìn bốn phía, được thấy cánh rừng cháy tan hoang vì bom rơi lửa được, được gặp những anh chiến sĩ ngày đêm làm nhiệm vụ, được ngắt một chùm lá săng lẻ, được đi dưới tán rừng, được mắc võng trên những cây rừng đã mòn vết người đi trước.

Lý tưởng cách mạng đó, ngày đêm anh ao ước có được, dẫu biết phía trước có muôn trùng khó khăn, phải trả giá bằng mồ hôi và máu. Nhưng có hề gì, không dám “hi sinh” thì làm gì có “hạnh phúc, niềm tin”. Đây không chỉ là lời tự chất vấn chính mình mà còn là trách nhiệm, là vai trò mà anh cho rằng nó thuộc về mình, thuộc về những con người thế hệ trẻ thời kháng chiến chống giặc cứu nước .

Nếu đọc hết tác phẩm Mãi mãi tuổi 20, chắc hẵn, bạn sẽ thấy được xuyên suốt những dòng nhật ký này tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt biểu cảm là chính, bên cạnh đó còn có miêu tả, tự sự,… Nhưng tất cả, phương thức biểu cảm được thể hiện rõ ràng nhất – Đây cũng chính là cách giúp chúng ta, thế hệ mai sau có thể cảm nhận được tâm hồn của anh bộ đội Nguyễn Văn Thạc qua từng dòng nhật ký./

Xem thêm: >>>> Đọc hiểu Mãi mãi tuổi 20 Nhìn những ngọn núi xanh xa xa

>>>> Nội dung cuốn sách Mãi mãi tuổi 20

Bình An