Đọc hiểu Mãi mãi tuổi 20 Nhìn những ngọn núi xanh xa xa

Hơn 40 năm về trước, có một người chiến sĩ mang tên Nguyễn Văn Thạc đã mãi mãi ra đi ở tuổi 20. Người chiến sĩ ấy  trước lúc hi sinh vẫn còn nói với đồng đội, rằng thật tiếc khi không còn chiến đấu được nữa, có biết bao nhiêu dự định còn dang dỡ. Mảnh đất Quảng Trị năm ấy đã dang đôi tay chào đón người chàng thanh niên ấy mãi nằm yên chẳng bao giờ tỉnh lại. Tuy đã ra đi, nhưng anh đã để lại một gia tài văn học thật quý giá được xuất bản với cái tên thật ý nghĩa “Mãi mãi tuổi 20” như chính độ tuổi anh nằm xuống.

Trong cuốn nhật ký “Mãi mãi tuổi 20” có một đoạn văn rất hay và ý nghĩa được rất nhiều độc giả, giáo viên, học sinh đọc và phân tích. Đó chính là đoạn trích dưới đây. Blog maimaituoi20 trong bài viết lần này cũng sẽ cùng các bạn đọc hiểu, phân tích Mãi mãi tuổi 20 Nhìn những ngọn núi xanh xa xa….để thấy được giá trị của văn bản này nhé!

Hình minh họa: Mãi mãi tuổi 20 được viết bởi chàng trai mang tên Nguyễn Văn Thạc – hi sinh trên trận địa chiến tuyến năm 20 tuổi

Đoạn văn “Nhìn những ngọn núi xanh xa xa, cây cối sùi lên như mây trên đỉnh núi,…”, chúng ta có thể dễ dàng xác định tác giả sử dụng phương pháp biểu đạt miêu tả và biểu cảm. Chỉ với vài ngôn ngữ nhẹ nhàng như “nhìn những ngọn núi xa xa, cây cối sùi lên như mây trên đỉnh núi”, “đứng hẵn trên Trường Sơn, nhìn ra bốn phía mênh mông, những dải rừng chá tan hoang”, người nghe, người đọc đã có thể hình dung “dãy Trường Sơn” như hiện ra trước mắt trùng trùng, điệp điệp.

Cũng chỉ với một câu hỏi khá đơn giản “khi nào mình được đứng hẳn trên Trường Sơn nhỉ”, chúng ta cũng đã thấy được niềm ao ước của tác giả được đi vào dãy Trường Sơn ấy, được đi dưới tán lá rừng có những con đường mòn mà lớp trước đã đi vì nền độc lập, tự do cho dân tộc.

Người lính trẻ Nguyễn Văn Thạc đã không ngừng thôi ao ước được đến với dãy Trường Sơn, được đứng trên đỉnh Trường Sơn nhìn ra bốn phía xung quanh mênh mông hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh, được gặp những người đồng đội ngày đêm không ngại hi sinh lăn lộn trên tuyến lửa và được “ngắt một chùm lá săng lẻ, được đi dưới rừng khợp và được mắc võng trên những cây rừng đã mòn vết người đi trước.”

Hình minh họa: Mãi mãi tuổi 20 và nhật ký Đặng Thùy TRâm là hai tác phẩm rất ý nghĩa trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Xem thêm: Mãi mãi tuổi 20 Xác định phương thức biểu đạt

Tác giả cũng hiểu được rằng, những cái đó đều phải trả giá bằng cả mồ hôi và cả máu nữa, thậm chí là một cái giá khá đắt. Nhưng có hề gì khi mà “Không dám hy sinh làm gì có hạnh phúc, niềm vui?”. Chính câu nói này đã khẳng định được vai trò và ý nghĩa của những hi sinh, mất mát mà con người đã phải trải qua để có được tương lai tươi đẹp cho ngày hôm nay.

Với suy nghĩ không dám hi sinh thì làm sao có được hạnh phúc, niềm vui đã giúp những người lính trẻ như Nguyễn Văn Thạc và những con người yêu nước lúc bấy giờ có được thái độ sống tích cực, biết vượt qua gian nan sợ hãi để dũng cảm đối diện với hiện thực cuộc sống. Từ đó, giúp cho cuộc sống của bản thân trở nên ý nghĩa hơn, sống cao đẹp hơn trước tình hình đất nước đang bị giặc xâm lược.

Chỉ với vỏn vẹn một đoạn trích Đọc hiểu Mãi mãi tuổi 20 Nhìn những ngọn núi xanh xa xa, chúng ta đã phần nào thấy được cuộc sống đầy vất vả, hiểm nguy gian khổ của những người lính trong thời chiến. Đồng thời, có thể cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của những người lính thời bấy giờ, biết yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, yêu đời lãng mạng và trên hết là có lý tưởng lớn lao, sẵn sàng hi sinh vì sự độc lập, tự do cho dân tộc mà quên đi bản thân mình.

Hình minh họa: Ông Nguyễn Văn Thục (phải) – Người anh trai nhận được cuốn nhật ký của Thạc gửi lại cho gia đình để tiếp tục vào tuyến lửa chiến đấu

Với những chia sẻ về việc Đọc hiểu Mãi mãi tuổi 20 Nhìn những ngọn núi xanh xa xa trên đây, Bolg maimaituoi20 mong rằng bạn đọc có thể hiểu hơn về đoạn trích này cũng như tác giả Nguyễn Văn Thạc.

Từ đó cảm nhận được nhiều hơn cuộc sống, ước mơ, khát vọng của thế hệ trẻ thanh niên Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống giặc cứu nước. Đồng thời, hiểu được giá trị văn học mà tác giả Nguyễn Văn Thạc nói riêng, những tác giả lớn lên và trưởng thành trong thời kỳ này nói chung để lại chi nền văn học của chúng ta.

Thế hệ trẻ Việt Nam được sống và học tập trong thời bình với đầy đủ các điều kiện tốt để trưởng thành, cống hiến cho sự phát triển của nước nhà. Việc cố gắng học tập, rèn luyện và trở thành người có ích cho xã hội là điều mà chúng ta nên lấy đó làm kim chỉ nam cho cuộc đời.

Tuổi 20 đừng để trôi qua trong muôn vàng luyến tích, hãy biết sống, biết hi vọng, biết cho đi và nhận lại như cái cách mà những chiến sĩ trẻ đã cho đi, để được nhận lại niềm vui, niềm hạnh phúc sau cùng, dẫu biết rằng các anh không thể tận hưởng được niềm kiêu hãnh đó khi đã nằm lại mãi với đất mẹ thân yêu. Thế hệ chúng ta, sẽ tiếp nối giấc mơ đó, giấc mơ về một Việt Nam giàu mạnh./

Xem thêm: >>> Nội dung cuốn sách Mãi mãi tuổi 20

>>> Những tuổi 20 làm sao không tiếc Nhưng ai cũng tiếc tuổi 20 thì còn chi tổ quốc

Đức Hiếu