Chúng tôi đi chẳng tiếc đời mình tuổi hai mươi làm sao không khỏi tiếc
Chúng tôi chẳng tiếc đời mình tuổi hai mươi làm sao không khỏi tiếc đó chính là lời bài thơ “Trường ca những người đi tới biển” của tác giả Thanh Thảo. Thật đúng, tuổi hai mươi làm sao không khỏi tiếc cho tuổi trẻ, cho những giấc mơ còn dang dỡ, cho tình yêu đôi lứa đẹp như mơ,… Nhưng “chúng tôi” – các anh hùng, người lính trẻ đã từ bỏ những giấc mộng xuân đó, khoác lên vai ba lô thẳng tiến, chiến đấu với lời thề “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.
Chúng tôi chẳng tiếc đời mình…
Tuổi 20 có lẽ là quảng thời gian xanh quý nhất của đời người, nhưng tuổi xuân ấy đã tự nguyện hiến dâng cho nền độc lập tự do cho tổ quốc, không hề chờ đợi bất cứ sự tri ân hay báo đáp nào. Có lẽ “chúng tôi đã đi không khỏi tiếc đời mình” là lời bộc bạch đầy chân thành của nhà thơ mặc áo lính Thanh Thảo đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ độc giả.
Thế hệ trẻ trong thời kỳ chống Mỹ đã không quản ngại khó khăn gian khổ để chung tay góp sức cho nền độc lập, tự do cho tổ quốc. Rời khỏi gia đình, bạn bè, những người lính trẻ đã làm quen với súng đạn, với những đêm hành quân gian khổ, với những tiếng còi báo động tưởng chừng như ranh giới giữa sự sống và cái kết vô cùng mong manh. Để rồi khi hòa bình lập lại, có những người trở về trong niềm hân hoan của tổ quốc, có những người mãi mãi nằm lại với đất mẹ thân yêu.Hòa bình rồi, có hạnh phúc, có niềm vui, nhưng cũng có hi sinh, có thầm lặng, có nước mắt, có xương máu, và cả chiến công mang đầy thân thể.
Xem thêm: Tuổi 20 với tổ quốc
Thế nhưng dù cho bom rơi lửa đạn, biết trước được những gian khó hi sinh, biết được rồi ngày mai có thể sẽ không quay trở lại, nhưng thế hệ trẻ của Việt Nam những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã quyết định ra đi và nguyện tâm rằng “Chúng tôi chẳng tiếc đời mình”.
Đó không chỉ là trách nhiệm, mà còn là nghĩa vụ cao cả mà mỗi người con Việt Nam phải gánh vác. Ra đi vì non sông tổ quốc, hi sinh cho tổ quốc độc lập, đó chính là nghĩa vụ thiêng liêng và cao cả nhất.
Tuổi hai mươi làm sao không khỏi tiếc….
“Chúng tôi chẳng tiếc đời mình” nhưng đâu đó trong sâu thẳm trái tim người lính, họ vẫn tiếc chứ, họ vẫn có những phút giây chạnh lòng chứ! Nơi quê nhà, có gia đình, có anh em bạn bè, có tình yêu mặn mà thủy chung, thậm chí có những người vợ tảo tần và bầy con thơ đang chờ đợi. Làm sao không khỏi thốt nên lời “Tuổi hai mươi làm sao không khỏi tiếc”. Những đêm hành quân gian khổ, ngồi lặng lẽ nhìn lên bầu trời, tôi tin chắc rằng không ít người cảm thấy tiếc nuối cho tuổi xuân của chính mình.
Nhưng…
Nhà thơ Thanh Thảo đã tỏ ra là một người rất hiểu biết những người lính cụ Hồ. Ngay sau những phút chạnh lòng thoáng qua “Tuổi hai mươi làm sao không khỏi tiếc” đó chính là câu thơ đầy mạnh mẽ và quyết đoán “Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?”
Thật đúng! Nếu ai cũng tiếc nuối cho tuổi 20 xuân xanh, thì còn chi tiếng gọi non sông Tổ quốc. Giữa thời kỳ nhà nhà, người người, cả hai miền Nam – Bắc đoàn kết chống giặc ngoại xâm mà những con người với sức trẻ,với sự nhiệt huyết nhất cảm thấy e ngại, không xông pha chống giặc thì Tổ quốc này phải làm sao? Đến ngày nào mới dành được độc lập, tự do và hạnh phúc cho dân tộc. Thật đáng hổ thẹn đúng không nào?
Tạm bỏ qua lợi ích cá nhân, vì lợi ích dân tộc, vì niềm tin một ngày đất nước Việt Nam sẽ đẩy lùi giặc ngoại xâm, người dân được ấm no, hạnh phúc, những người lính trẻ lại tiếp tục hành trang lên đường.
Những giây phút chạnh lòng, những giây phút tiếc nuối cho tuổi xuân thực ra đã không còn nghĩa lý gì so với nhiệm vụ cao cả cho non sông. Bây giờ, họ không phải sống vì họ nữa, họ đã sống vì đồng bào, dân tộc, vì tình yêu với đất nước Việt Nam gắn bó như máu thịt.
Tất cả tuổi thanh xuân, tình yêu đôi lứa, hạnh phúc gia đình,… đều là những suối nguồn mát lành, là động lực mạnh mẽ để những người lính cụ Hồ yên tâm chiến đấu. Hòa bình lập lại, chắc chắn chúng ta lại trở về bên nhau. Dẫu có ra sao đi chăng nữa, niềm tin về một ngày mai thắng lợi vẫn mãi trường tồn và bất diệt.
Thế hệ lớp trẻ ngày nay được sinh ra và lớn lên trong thời bình, nhưng vẫn không quên công lao của thế hệ cha anh đã hi sinh bản thân mình cho tổ quốc. “Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình” Đây giống như lời nhắc nhở đến thế hệ thanh niên Việt Nam phải biết ghi nhớ sự hi sinh lớn lao của thế hệ cha anh đi trước, phải biết cố gắng học tập, rèn luyện để cùng xây dựng đất nước giàu mạnh như cha ông ta đã từng mơ ước. Và tất nhiên, khi cần thiết, thanh niên Việt Nam vẫn sẵn sàng đứng lên, hi sinh vì độc lập, vì tự do cho dân tộc và tổ quốc thân yêu./
Xem thêm: