Những trò chơi trong ngày trung thu
Những trò chơi trong ngày trung thu?
Trung thu là dịp để cha mẹ thể hiện tình yêu thương đối với con trẻ, nhớ về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Mỗi khi dịp trung thu đến, chúng ta không thể thiếu những trò chơi hấp dẫn để giúp không khí vui tươi, hào hứng hơn.
Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn một số trò chơi trong ngày trung thu được nhiều người chọn lựa.
Xem tiếp về các trò chơi:
Các trò chơi tập thể ngoài trời
Bịt mắt bắt dê
Một trong những trò chơi trung thu được nhiều người chọn lựa hiện nay đó chính là bịt mắt bắt dê. Bịt mắt bắt dê được biết đến là trò chơi có truyền thống lâu đời của nước Việt Nam ta và được nhiều thế hệ thích thú.
Thể lệ cuộc chơi bịt mắt bắt dê nhìn chung tương đối đơn giản. Để chơi trò chơi này, bạn có thể chọn một khoảng sân rộng, bằng phẳng, sạch sẽ. Sau đó, lấy một chiếc khăn nhỏ, không nhìn qua được.
Người chơi đứng xung quanh thành hàng rào, cùng vỗ tay cho các bạn chơi, chọn 2 người chơi, 1 người làm dê và một người đi bắt dê, cả hai đều bịt mắt. Sau khi quy định ai làm dê, ai làm người đi tìm, dê sẽ vừa đi vừa kêu, người đi tìm dê phải chú ý tiếng dê kêu để đuổi bắt.
Bịt mắt đập niêu
Một trong những trò chơi được nhiều người yêu thích và chọn lựa hiện nay khi đến dịp trung thu, đó chính là trò bịt mắt đập niêu. Trò chơi này có thể lệ tương đối đơn giản, cần ít nhất 2 đội, mỗi đội 2 người.
Mỗi đội sẽ 1 người cõng, 1 người được được cõng. Người được cõng sẽ bị bịt mắt, dùng gậy đập mạnh vào niêu. Lưu ý người cõng sẽ không được hỗ trợ bằng tay hay hướng dẫn cho người được cõng thực hiện đập niêu. Đội nào đập trúng niêu nhiều hơn sẽ là đội thắng.
Rồng rắn lên mây
Những dịp trung thu, rồng rắn lên mây là trò chơi được rất nhiều bạn trẻ yêu thích. Trò chơi này được thực hiện khá đơn giản, cần 1 nhóm khoảng 5 người trở lên, mộ bé đóng vai trò là người chủ đứng/ngồi tại chỗ, những trẻ khác xếp hàng nối đuôi nhau.
Trẻ vừa đi vừa đọc “rồng rắn lên mây, có cái cây lúc lắc, có cái nhà điểm binh, có ông chủ ở nhà không?”, sau đó tạm ngừng trước mặt ông chủ. Ông chủ có thể trả lời có hoặc không, nếu đáp “không”, nhóm trẻ sẽ đi tiếp và tiếp tục hát cho đến khi nào ông chủ bảo “có”.
Khi đó, nhóm trẻ tiếp tục hỏi “ông xin khúc nào”, ông có thể đáp “cho xin khúc giữa/đuôi”, liền đó cả nhóm sẽ hát “Tha hồ mà đuổi”. Ngay sau khi nhóm trẻ trả lời, ông chủ sẽ phải chạy sao cho chạm được vào “khúc” (người) mà minh xin.
Đứa trẻ đứng đầu phải cố gắng dang tay che người ở phía sau mà ông chủ vừa xin để không bị bắt. Nếu ông chủ bắt được, “khúc” (người) mà ông chủ muốn xin sẽ phải đóng vai ông chủ và trò chơi bắt đầu lại từ đầu.
Múa lân
Múa lân là hoạt động đặc biệt cần được kể đến trong dịp tết trung thu. Lân được biết đến là con vật đặc trưng, biểu tượng cho điềm lành nên được sử dụng nhiều trong các dịp lễ tết, đặc biệt là dịp trung thu. Đầu lân có một đuôi dài bằng vải màu do một người cầm phất theo điệu lân, bên cạnh đó còn có đèn màu, cơ, trư bát giới, tôn ngộ không, trống,… Thông thường đám lân đi trước và người lớn, trẻ nhỏ sẽ theo sau.
Lân sẽ được múa dựa trên điệu trống với nhiều tư thế khác nhau, rất vui vẻ và hấp dẫn nên hầu như trẻ con nào cũng thích.
Rước đèn ông sao
Cứ mỗi dịp tết trung thu, trẻ con lại nô nức rước đèn ông sao. Đây được xem là hoạt động vừa có ý nghĩa đặc trưng vừa là hoạt động không thể thiếu trong văn hóa người Việt, đặc biệt là trẻ con trong dịp tết trung thu cận kề. Khắp các đường làng, ngõ xóm đều xuất hiện đèn lồng và hát vang bài hát “chiếc đèn ông sao”.
Thông thường, mỗi khu vực địa phương sẽ tổ chức những hội thi, đèn rước ông sao riêng. Hiện nay đèn ông sao có nhiều màu sắc, hình dáng, kích thước khác nhau cho các bé chọn lựa như đèn con cá, đèn con thỏ, đèn họa tiết hiện đại,…
Trò úp lá khoai
Một trong những trò chơi được nhiều người yêu thích chọn lựa hiện nay trong mỗi dịp tết trung thu, đó chính là trò úp lá khoai. Trò chơi này được thực hiện một cách khá đơn giản và dễ dàng. Theo đó, bạn có thể để các bé ngồi thành vòng tròn, úp 2 bàn tay xuống đất.
Sau đó, bắt đầu đọc úp lá khoai và 1 bé sẽ dùng bàn tay của mình để phủ lên tay của tất cả mọi người. Lúc này, các bé sẽ ngửa hết bàn tay lên, một bé lấy tay của mình chỉ lần lượt từng bàn tay, hát bài đồng dao.
Kết thúc bài hát, bạn nào được chỉ tay cuối cùng sẽ bị phạt.
Trên đây là một số chia sẻ về những trò chơi trung thu bạn đọc có thể tham khảo. Hi vọng những chia sẻ trên đây có thể giúp ích được cho bạn đọc trong việc tìm kiếm và chọn lựa cho mình trò chơi trung thu phù hợp để giúp các bé có được mùa trung thu vui tươi, hào hứng và ý nghĩa./
Theo Bình An
Xem thêm>> Những trò chơi trong giờ sinh hoạt lớp