Có thể ngày mai, cuộc đời sẽ trả lời mình bằng luồng gió lạnh ngắt
“Có thể ngày mai, cuộc đời sẽ trả lời cho mình bằng luồng gió lạnh ngắt…Phải làm” là đoạn trích được nhiều người ca thán trong Nhật ký Mãi mãi tuổi 20 của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc. Đọc Mãi mãi tuổi 20, ta cảm nhận được rất nhiều dư vị khác nhau của cuộc sống, con người thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Mãi mãi tuổi 20 là cuốn nhật ký được viết bởi liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, thời điểm bắt đầu từ ngày 2/10/1971 (khi anh nhập ngũ tỉnh Hà Tĩnh) và kết thúc vào ngày 24/5/1972 (lên đường vào tuyến lửa tỉnh Quảng Trị). Chỉ ngót nghét 1 năm trên chiến trường, liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc đã ghi lại toàn bộ những gì xảy ra trong cuộc sống của một người lính. Cuốn nhật ký này đã được gửi về cho gia đình người anh trai tên Nguyễn Văn Thục trước khi liệt sĩ lên đường vào tuyến lửa tiếp tục chiến đấu. Và từ đó, không còn được viết thêm được nữa! Hà Nội từ đó đã mất đi người con trai học hành giỏi giang, hiền lành, sắc sảo, hiếu đạo mẹ cha và trọn nghĩa thủy chung với người con gái anh yêu – Như Anh.
Đọc Mãi mãi tuổi 20, tôi dường như bị cuốn vào vòng xoay của những con chữ mà không dứt ra được. Ở đó, người liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc đã ghi lại những gì đời thường nhất của cuộc sống, bộc lộ đầy tâm tư nguyện vọng, có lúc mạnh mẽ, quyết tâm, có lúc chán nản cực độ, có lúc tràn ngập yêu thương dưới ngòi bút của chàng trai từng đạt giải nhất văn lớp 10. Dường như Thạc nghĩ rằng, sẽ chẳng ai đọc được cuốn nhật ký này nên đã thoải mái bày tỏ những suy nghĩ của mình. May mắn thay, chính sự chân thật trong từng suy nghĩ đó của Thạc, chúng ta mới có thể cảm nhận được hết những màu sắc, âm thanh của thời kỳ đó.
Một trong những đoạn trích trong Mãi mãi tuổi 20 mà tôi rất thích, đó chính là:
Cũng giống như toàn bộ văn bản Mãi mãi tuổi 20, Đoạn trích : “Có thể ngày mai, cuộc đời sẽ trả lời mình bằng luồn gió lạnh ngắt,…” sử dụng phương thức biểu đạt chính là biểu cảm. Tác giả hiểu rằng, có thể ngày mai đây, cuộc đời sẽ như một cơn gió lạnh ngắt, không rực rỡ như ánh bình minh, sẽ mãi mãi nằm lại với đất mẹ thân yêu! Thật đúng như thế! Chỉ 1 năm vào chiến trường, anh đã ra đi mãi mãi ở độ tuổi 20 xuân xanh. Nhưng sẽ không là gì, vì tác giả đã cống hiến cho cuộc đời này một tâm hồn chính trực và đầy cao cả, biết yêu, biết ghét, biết lăn lộn, biết sống cao thượng. Tác giả tự cổ vũ mình, phải sống như thế, phải cống hiến cho cuộc đời một tâm hồn như thế bởi đây chính là ước mơ, nguyện vọng, trách nhiệm và cả quyết tâm. Nhất định “Phải làm”.
Với phương thức biểu đạt này, chúng ta dường như đã thấy được mong muốn, ước mơ của tác giả về một lý tưởng cách mạng vĩ đại. Dù hiểu rằng cuộc đời sau này sẽ lạnh lẽo, cô đơn nhưng tác giả vẫn đi theo lý tưởng ấy, đi theo tiếng gọi của non sông, đất nước. Ở người anh hùng đó, chúng ta thấy có rất nhiều phẩm chất đáng quý như “một tâm hồn chính trực và cao cả”, “biết yêu biết gét” “biêt lăn lộn”, “biết sống cao thượng” dũng cảm, quyết tâm, trách nguyện. Dù là phẩm chất nào đi chăng nữa cũng thể hiện Nguyễn Văn Thạc là một con người sống rất có lý tưởng, có quyết tâm với một tâm hồn cao đẹp, biết cống hiến và hi sinh hết mình.
Đó chính là lý do tại sao trong lúc sinh tử, anh đã an ủi đồng đội của mình:
“Không, Thạc vẫn còn sống mà, Thạc chưa chết đâu” – Nghe thật xót xa và dâng trào nước mắt!
Thế nhưng mà, người con trai ấy cũng đã ra đi, câu cuối cùng anh nói với đồng đội:
“Không! Mình tỉnh thế này tức là… sắp chết rồi… Chỉ tiếc là không còn có thể chiến đấu được nữa… Bao dự định còn dang dở…”
Xem thêm: Giới thiệu sách tuổi 20 Tôi đã sống như một bông hoa dại
Kể từ đó, anh đã không còn nói được câu nào nữa. Anh ra đi trong vòng tay đồng đội với một tâm hồn cao thượng, và đẹp đến hiên ngang. Anh đã lăn lộn như thế, anh đã xông pha vào chiến trường như thế, người anh đã ướt đẫm máu như thế, anh đã sống trách nhiệm như thế! Như cái cách mà trong từng dòng nhật ký anh vội ghi lại là “Phải làm”! Người thanh niên chỉ 20 tuổi đời, mãi nằm yên với đất mẹ.
Trong đoạn trích này cũng sử dụng phương pháp tu từ là Điệp ngữ : “Biết yêu, biết ghét, biết lăn lộn, biết sống cao thượng,…”. Với phương pháp tu từ này, chúng ta có thể cảm nhận được sự quyết tâm và nhiệt huyết tuổi trẻ của Nguyễn Văn Thạc khi nói về lý tưởng cách mạng, về con đường mình đang đi. Vì độc lập tự do cho dân tộc. Tất cả đều khẳng định, ca ngợi lẽ sống cao đẹp của người anh hùng mang tên Nguyễn Văn Thạc nói riêng và thế hệ lớp trẻ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ nói chung.
Thế hệ thanh niên trẻ chúng ta ngày hôm nay thật may mắn vì được ngồi đây và đọc những dòng nhật ký này. Có biết bao nhiêu thứ cảm xúc dâng tràn mang tên cuốn nhật ký Mãi mãi tuổi 20.
Xem thêm: >>>> Nội dung cơ bản của đoạn trích Mãi mãi tuổi 20